Ðể bảo đảm sức khoẻ răng miệng và ít tốn kém nhất, bạn nên đến khám răng theo định kỳ (thông thường sau mỗi 6 tháng).
Tuy nhiên, nếu bạn đã từng bị viêm nướu –
nha chu hay đang có dấu hiệu thì bạn nên khám thường xuyên hơn và còn
tùy theo tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bạn.
Thử theo dõi ở một người bình thường, người ta nhận thấy việc đóng vôi (hay vết ố do thức ăn…) diễn ra khá nhanh.
Một vài tháng sau khi được làm sạch, răng có thể bị đóng bợn cũng như bị ố do thức ăn, thức uống, thuốc lá, v.v… gây ra.
Theo thời gian, các lớp bợn có thể đông cứng lại thành vôi răng.
Việc kiểm tra xem răng có bị sâu hay
không chỉ là một phần nhỏ trong cuộc khám răng miệng. Trong khi khám,
nha sĩ (hoặc chuyên viên làm vệ sinh răng) cũng sẽ: kiểm tra xem lợi có
bị viêm hay không; kiểm tra các túi cùng và mức độ lung lay của răng;
kiểm tra xem miệng có dấu hiệu của bệnh ung thư, tiểu đường hay bệnh
thiếu vitamin hay không; và chú ý xem có điều gì bất thường về cơ cấu
của mặt, nước bọt và khớp thái dương-hàm dưới (tiếng Anh gọi tắt là
TMJ). Nha sĩ sẽ làm sạch răng cho bạn và khuyến khích bạn giữ vệ sinh
răng miệng.
Những cuộc hẹn với nha sĩ sẽ làm cho răng chúng ta tốt mà thôi. Các
nha sĩ sẽ sớm phát hiện các vấn đề liên quan đến răng miệng của chúng ta
để xem có gì nghiêm trọng hay không. Thông qua khám răng, nha sĩ cũng
có thể kết luận là chúng ta có bị loại ung thư hoặc tiểu đường nào hay
không. Bởi vậy, khám răng hai lần trong năm là rất cần thiết. Và nếu cảm
thấy đau nhức, khó chịu hay khó nhai thì cũng là lúc chúng ta nên đi
khám dù là đến kì hẹn tái khám hay chưa.